Khủng hoảng tài chính 2025?
·850 words·4 mins
Table of Contents
Trong thời gian tới, thế giới có thể phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng hơn cả năm 2008. Việc đồng USD mất giá chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Đòn chí mạng có thể đến vào cuối tháng 6, khi 6.500 tỷ USD nợ của Mỹ đến hạn thanh toán.
⚠️ Vậy khủng hoảng tài chính liệu có xảy ra? Ai sẽ là người hứng trọn hậu quả, và ai sẽ sống sót qua nó?
1. Mỹ Không Còn Đủ Tiền Để Trả Nợ #
🔸 6.500 tỷ USD nợ đến hạn #
Đây là lượng trái phiếu chính phủ Mỹ sắp đáo hạn trong năm. Và như mọi lần, Mỹ thường không trả hết nợ mà “roll over” – phát hành nợ mới để trả nợ cũ.
🔸 Kho bạc trống rỗng #
Tài khoản Treasury General Account (TGA) chỉ còn vài trăm tỷ USD – con số quá nhỏ so với khối nợ đáo hạn. TGA thường biến động mạnh do ngân sách và trần nợ, nhưng mức hiện tại đang ở mức báo động.
⚠️ Rủi ro then chốt #
- Chi phí tái cấp vốn đang tăng vọt do lãi suất cao.
- Lợi suất trái phiếu có thể tăng mạnh nếu niềm tin vào khả năng trả nợ của Mỹ suy giảm.
- Nguy cơ xảy ra khủng hoảng thanh khoản và bong bóng tài sản vỡ tung đang ngày càng rõ rệt.
2. Trái Phiếu Mỹ – Từ “Tài Sản An Toàn” Thành Rủi Ro #
🔸 Từ “risk-free” thành “risk-full” #
- Trái phiếu CP Mỹ từng là nền tảng của hệ thống tài chính toàn cầu, được xem là tài sản phi rủi ro
- Chính phủ Mỹ có quyền phát hành tiền, gần như không thể vỡ nợ (theo lý thuyết).
- USD là đồng tiền dự trữ toàn cầu → cầu trái phiếu Mỹ luôn cao.
- Hầu hết các hệ thống tài chính, ngân hàng, quỹ đầu tư, quỹ hưu trí đều dùng trái phiếu làm tài sản thế chấp.
- Tuy nhiên, từ khi Fed tăng lãi suất mạnh mẽ từ 2022, trái phiếu dài hạn đã mất giá nghiêm trọng.
- Trái phiếu 10 năm, 30 năm mất từ 20–50% giá trị chỉ trong 1–2 năm.
- Các tổ chức nắm giữ lượng lớn trái phiếu (mua từ thời điểm lãi suất thấp) bị lỗ nặng nếu buộc phải bán.
- Chính vì phi rủi ro, do đó các tổ chức nắm giữ trái phiếu đều sử dụng đây làm tài sản thế chấp.
🔸 Đòn bẩy nguy hiểm #
- Nhiều quỹ và ngân hàng (ví dụ SVB) đã mua lượng lớn trái phiếu dài hạn khi lãi suất thấp mà không hedging rủi ro.
- Khi lãi suất tăng, trái phiếu giảm mạnh, giá trị tài sản đảm bảo bị mất → bị margin call → thanh khoản gặp rủi ro.
- Trung Quốc và Nhật Bản bán tháo T-bonds, tạo thêm áp lực cho thị trường, do:
- Không còn tin tưởng tuyệt đối vào USD.
- Căng thẳng địa chính trị và chiến lược “phi đô la hóa”.
3. Kịch Bản Tồi Tệ: Mỹ Vỡ Nợ #
❗ Vỡ nợ kỹ thuật vs. vỡ nợ thực sự #
- Vỡ nợ kỹ thuật xảy ra khi Quốc hội không kịp nâng trần nợ (đã từng suýt xảy ra các năm 2011, 2013, 2023).
- Vỡ nợ thực sự là khi Mỹ không thể hoặc không muốn thanh toán đúng hạn – đây sẽ là một “thiên nga đen” có thể làm sụp đổ hệ thống tài chính toàn cầu.
💣 Hiệu ứng domino #
- USD mất vai trò dự trữ toàn cầu
- Trái phiếu bị bán tháo → khủng hoảng tín dụng
- Quỹ hưu trí, bảo hiểm, ngân hàng,… nắm nhiều trái phiếu đối mặt nguy cơ phá sản hàng loạt
4. Lối Thoát Duy Nhất: Fed Phải Ra Tay #
🔸 Fed đang bị kẹt giữa hai làn đạn: #
- Chống lạm phát: cần giữ lãi suất cao.
- Ổn định tài chính: cần bơm tiền và hạ lãi suất.
🎯 Kịch bản có thể xảy ra: #
- Fed lặng lẽ bơm thanh khoản, sử dụng các công cụ như:
- Reverse Repo
- Discount Window
- Chương trình BTFP (Bank Term Funding Program)
- Duy trì lãi suất cao bề ngoài để giả vờ cứng rắn, trong khi thực chất đang cứu hệ thống.
- Khi suy thoái rõ ràng hoặc thị trường sụp đổ, Fed sẽ hạ lãi suất công khai để “cứu nền kinh tế”.
5. Câu hỏi mở #
- Nếu bạn ở vị trí của Trump hay giới tài phiệt Mỹ, bạn muốn giá trị của USD thế nào khi đến hạn thanh toán nợ?
- Nếu bạn ở vị trí của Trump hay giới tài phiệt Mỹ, bạn muốn giá trị của USD thế nào sau khi thanh toán nợ xong?
- Nếu bạn ở vị trí của Trump hay giới tài phiệt Mỹ, bạn có muốn phần lớn giá trị tài sản của mình là USD bị sụp đổ?
- Tại sao Trump lại ra đòn thuế quan và mốc thời gian 90 ngày hoãn thuế mục đích để làm gì?